Nhà thép tiền chế là gì ?

Nhà thép tiền chế là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh được trải qua 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình.

Toàn bộ kết cấu của nhà thép tiền chế đều được sản xuất sẵn nên việc lắp dựng được diễn ra rất nhanh chóng. Những công trình thường sử dụng loại nhà này có thể kể đến như: nhà kho, nhà xưởng, siêu thị, nhà trưng bày, nhà cao tầng, công trình thương mại…

Cấu tạo của nhà thép tiền chế

Kết cấu chính:

  • Tương tự nhà bê tông, nhà tiền chế vẫn cần bộ phận móng để chịu lực cho ngôi nhà. Người ta có thể làm móng nông hoặc móng sâu tùy vào nhu cầu. Với những công trình lớn sẽ yêu cầu làm móng sâu chống lật. Ngoài phần móng, kết cấu chính còn có:. Kết cấu mang lực mái, dầm cầu chạy. Hệ khung chống gió, hệ giằng, cột, kèo hình chữ “I” để làm khung chính,… Đây là những cấu tạo quan trọng chịu toàn bộ tải trọng của nhà tiền chế.

Kết cấu phụ:

  • Các kết cấu phụ của nhà tiền chế gồm:. Vách ngăn, hệ khung đỡ vách ngăn. Cầu thang và xà gồ mái, hệ sàn công tác, xà gồ tường hình chữ “Z” và “C”,… Tuy là kết cấu phụ, nhưng những cấu tạo này góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và hoàn thiện công trình.

Kết cấu bao che, tạo hình:

  • Đây là phần quan trọng không kém để cấu tạo nên nhà tiền chế. Bởi lẽ để có một công trình hoàn thiện. Không thể thiếu phần bao che, tạo hình từ các tấm vật liệu sẵn có như:. Tôn lợp mái, tấm xi măng tạo hình bao che nội ngoại thất. Tấm lót sàn xi măng, tấm lót sàn cemboard, tấm thép,… nhằm giới hạn không gian và bảo vệ nhà khỏi các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, yếu tố thẩm mỹ được quyết định bởi các tấm bao che và tạo hình này.

Những ưu điểm của nhà thép tiền chế

Tiết kiệm chi phí: Các chi tiết được thiết kế bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Nên khi tới công trình chỉ việc lắp ráp vì vậy sẽ giảm đi một khoản chi phí. Không chỉ vậy, nhà thép tiền chế được chúng tôi lắp ráp trong mọi điều kiện. Hạn chế việc ảnh hưởng bởi thời tiết sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công.

Tiết kiệm thời gian thi công: Có trọng lượng khá nhẹ. Đây được xem là yếu tố giúp công trình thi công xây dựng nhanh và hiệu quả. Với cấu kiện được chế tạo sẵn ở nhà máy với công nghệ mới. Giúp ban rút ngắn được nhiều nhất thời gian thi công.

Tiện lợi, cả năng chịu lực cao: . Nhà thép tiền chế được chúng tôi chú trọng đến các vấn đề ảnh hưởng đến tuổi thọ. Như chịu lực, chịu sức gió và các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến đến công trình. Nên giúp bạn tiếp kiệm được chi phí sửa chữa qua năm tháng.

Tính hữu dụng cao trong xây dựng: Kết cấu thép với đặc điểm linh hoạt trong khâu gia công. Chế tạo có thể áp dụng cho mọi công năng công trình và mọi hình dáng mong muốn. Ngoài ra kết cấu thép còn rất dễ dàng sửa chữa, nâng cấp hay thay thế. Vì tính cơ động của nó.

Nhược điểm của nhà thép tiền chế

Khả năng chịu lửa kém

  • Dù thép không cháy nhưng ở nhiệt độ 500-600 độ C, nó sẽ bắt đầu chuyển sang dạng dẻo, làm mất đi khả năng chịu lực khiến kết cấu dễ dàng sụp đổ. Thậm chí, khả năng chịu lửa của kết cấu thép còn thấp hơn cả của kết cấu gỗ dán.

Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nóng ẩm

  • Với điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là những khu vực mà môi trường bị xâm thực thì có thể xảy ra hiện tượng ăn mòn thép làm hư hại công trình.

Vậy có nên làm nhà thép tiền chế hay không?

Nhà khung thép tiền chế khắc phục được nhiều nhược điểm của loại hình nhà bê tông cốt thép truyền thống như giảm chi phí, thời gian thi công và tải trọng công trình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nhà khung thép tiền chế có độ vững chắc, độ bền kém hơn so với nhà bê tông. Do đó, việc lựa chọn làm nhà khung thép hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhu nhu cầu, sở thích, khả năng tài chính của gia chủ.

Tuy tồn tại một số nhược điểm nhưng nhà khung thép vẫn được coi là một lựa chọn thú vị và kinh tế trong xây dựng nhà ở hiện nay. Tại các khu vực có thời tiết ôn hòa, ít nắng nóng, việc làm nhà khung thép sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Trong suốt quá trình sử dụng, chủ nhà cần bảo dưỡng định kỳ và tính toán phương án thoát hiểm, trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy nhằm tăng độ an toàn cho công trình.