PHÁP LÝ CẦN BIẾT KHI XÂY NHÀ

Khi xây nhà chắc hẳn sẽ có nhiều vấn đề liên quan đến đến pháp lý nhà ở mà gia chủ nên biết và xử lý. AZGROUP sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích giúp gia chủ có thể tìm hiểu rõ hơn về thủ tục này để quá trình xây nhà được thuận tiện.

Thủ tục pháp lý nhà ở liên quan đến quá trình xây dựng

Chuẩn bị xây dựng

Đây là giai đoạn khởi đầu, bạn nên xem xét các yếu tố pháp lý nhà ở. Chẳng hạn như quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Cho phép về lộ giới, chiều cao, số tầng, khoảng lùi…trước khi thiết kế. Giải quyết được những vấn đề này về sau bạn sẽ thuận lợi hơn trong quá trình xây dựng.

Vấn đề liên quan đến hàng xóm như nhà liền kề có vách chung, lối đi chung…

Xin giấy phép xây dựng, bạn phải thông báo ngày khởi công với chính quyền địa phương trước 7 ngày.

Chủ đầu tư liên lạc với cơ quan điện lực, cấp nước trước khi di dời đồng hồ điện nước.

Thực hiện xây dựng

  • Kiểm tra pháp lý của nhà thầu (có chức năng thiết kế, thi công hay không).
  • Xin phép UBND nơi ở để tập kết vật tư, máy móc phục vụ xây dựng.
  • Phối hợp cùng nhà thầu, giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến vệ sinh, an toàn, che chắn công trình.
phap-ly-nha-o
Nhà thầu có vai trò quan trọng đối với vấn đề pháp lý nhà ở trong xây dựng
  • Kiểm tra việc thực hiện có đúng giấy phép hay không trong quá trình thi công.
  • Nhà thầu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn lao động. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể mua bảo hiểm công trình nếu cần thiết.
  • Kiểm tra của thanh tra xây dựng đối với vấn đề pháp lý nhà ở

Trong quá trình xây dựng, sẽ có các đợt thanh tra pháp lý nhà ở của thanh tra Sở xây dựng đến trực tiếp để kiểm tra công trình. Đây là vấn đề liên quan đến pháp lý quan trọng. Ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng cũng như hoàn công sau này.  

Nội dung kiểm tra pháp lý nhà ở sẽ bao gồm:

  • Kiểm tra sai phạm thi công theo bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng chính thức.
  • Về năng lực thi công của nhà thầu, chứng chỉ của KTS phụ trách thiết kế.
  • Mức độ an toàn lao động, vệ sinh môi trường

Nếu trong quá trình kiểm tra, không phát hiện sai phạm nào. Thanh tra sẽ tiến hành ký biên bản xác nhận và công trình sẽ tiếp tục được thi công.

Ngược lại, nếu nhà thầu thi công sai phép, không có năng lực thi công. Không đảm bảo an toàn lao động cũng như không rõ ràng về thủ tục pháp lý nhà ở có thể sẽ bị xử phạt hành chính. Chính vì thế, gia chủ nên xem xét năng lực của nhà thầu trước khi ký kết hợp đồng.

Giấy phép xây dựng

Việc xin giấy phép xây dựng khá rắc rối. Đòi hỏi bạn phải chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép pháp lý nhà ở của một đơn vị có tư cách pháp nhân. Được cấp giấy chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình. Điều này sẽ hiểu là bộ hồ sơ trên bạn cần nhờ đến nhà tư vấn thiết kế xây dựng hợp pháp chuẩn bị.

pháp lý nhà ở
Gia chủ cần liên hệ nhà thầu để xin giấy phép xây dựng.

Bộ hồ sơ này là tập hợp các thông tin, dữ liệu thăm dò địa hình. Các lớp đất nền móng được khảo sát thăm dò. Đây là cơ sở quan trọng để các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng tính toán được bộ móng và khung kết cấu của căn nhà.

Như vậy là bài viết vừa rồi AZGROUP đã chia sẻ những vấn đề về thủ tục pháp lý nhà ở mà gia chủ cần nắm. Hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích để bạn có thể chuẩn bị tốt cho việc xây dựng mái ấm của mình.